SEO là gì?
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay SEO (viết tắt của search engine optimization), là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Chuyên nghiệp và hiệu quả trong thiết kế web kinh doanh?
10:00
Thiết kế web - SEO web CHÂU Á
No comments
Trang web, dưới con mắt của những người làm marketing, là một trung tâm triển lãm và giao dịch ảo của doanh nghiệp trên mạng internet. Showroom này trưng bày toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về công ty, về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty muốn truyền tải tới người truy cập internet.
Trang web – cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, để một trang web thực sự trở thành công cụ hỗ trợ kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu về chức năng tìm kiếm, kỹ thuật và cả yếu tố thẩm mỹ, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và thuận tiện khi truy cập thì doanh nghiệp cần lưu tâm ba vấn đề chính:
Giao diện trang web: đơn giản, chuyên nghiệp, phù hợp với cá tính thương hiệu và đáp ứng đúng nhu cầu của đối tương mục tiêu mà trang web nhắm đến. Giao diện là một thành phần trong hệ thống nhận diện thương hiệu nên cần ấn phẩm tĩnh của doanh nghiệp như: name card, brochure…
Nội dung: phong phú, bổ ích, có sức lối cuốn và được cập nhật thường xuyên. Cần xây dựng nội dung trên tinh thần đáp ứng nhu cầu thông tin của khách hàng mục tiêu. Chỉ có bản thân doanh nghiệp mới tạo ra được nội dung hấp dẫn, không có agency nào thay thế được doanh nghiệp khi thực hiện điều này. Cũng cần lưu ý đến vấn đề công nghệ, nếu một trang web không tải xuống được trong khoảng thời gian tính bằng giây, cơ hội để người sử dụng quay lại trang web đó gần như bằng không.
Chức năng tương tác: đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng. Tính tương tác thể hiện ở các hoạt động như: đăng ký thành viên, yêu cầu báo giá, hỗ trợ khách hàng… Nếu khai thác tính năng này tốt, doanh nghiệp có thể nhận diện khách hàng mục tiêu dễ dàng, thu thập dữ liệu về khách hàng thuận tiện.
Điểm mấu chốt quyết định thành công của một trang web chính là sự am hiểu về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Trước đây, nhiều người nghĩ rằng trang web phải do bộ phận IT của doanh nghiệp xây dưng, quản lý và điều hành thì nay công việc này nên xuất phát từ phòng marketing bởi những người làm tiếp thị sẽ đưa ra thông điệp gần gũi với khách hàng của doanh nghiệp hơn.
Đường dẫn là tướng, nội dung là vương
31,5 triệu là số trang web được tạo mới trong năm 2008. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của VNNIC tính đến tháng 2.2009 đã có gần 100.000 tên miền.vn đã được đăng ký. Nếu không nổ lực quảng bá, trang web của bạn sẽ chiềm sâu trong “đại dương” Internet và những đầu tư cho trang web sẽ là “công dã tràng”.
Việc truyền thông trước hết phải thực hiện từ nội bộ. Chính những nhân viên trong công ty, thông qua các mối quan hệ của mình sẽ là người đầu tiên quảng bá trang web doanh nghiệp. Đừng bao giờ đưa ra bên ngoài các ấn phẩm marketing tĩnh như namecard, brochure… mà không đặt lên đó địa chỉ trang web của doanh nghiệp.
Hãy xây dựng một kế hoạch quảng bá lâu dài và gắn kết với hoạt động marketing của doanh nghiệp; có mục tiêu, có ngân sách, có theo dõi và đánh giá. Tùy theo quy mô doanh nghiệp mà sử dụng cá nhân chuyên trách hay thuê dịch vụ bên ngoài cho công tác vận hành. Để tăng hiện diện và quảng bá trang web trên môi trường internet, doanh nghiệp có thể quảng bá bằng các hoạt động như : đặt banner, mua từ khóa, trao đổi link với các trang web khác, tham gia mạng cộng đồng…
Luôn nhớ rằng trang web không phải là một dự án làm một lần, mà là quá trình hoàn thiện không ngừng theo chu trình 4C: Construction (ý tưởng) -> Construction (xây dựng) ->Communication (truyền thông) - > Continuation (vận hành, tiếp tục).
Bài viết được sưu tầm từ Internet
SEO là gì?
10:00
Thiết kế web - SEO web CHÂU Á
No comments
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay SEO (viết tắt của search engine optimization), là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm
Nguyên nhân xuất hiện
Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) bao gồm danh sách quảng cáo trả tiền theo click và danh sách kết quả tìm kiếm. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiềm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website.
SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông.
Các loại tối ưu hóa thường được phân làm ba loại:
"Mũ trắng": Xây dựng và nâng cao nội dung để thu hút người dùng và giữ chân họ. Thứ bậc của trang sẽ càng lúc càng tăng cao.
"Mũ xám": Xây dựng hệ thống thân thiện với máy tìm kiếm, tạo backlink cũng như những bài viết đề cập đến trang web trên những trang web khác.
"Mũ đen": Dùng các phương pháp như cloaking và spamdexing.
Thật ra, với một số người thì việc phân biệt này không rõ ràng, vì đối với việc tối ưu hóa máy tìm kiếm thì dùng phương pháp nào cũng như nhau.
Phương pháp tối ưu hóa
Hiện nay, có một số cách thức quan trọng sau để nâng cao hiệu quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm:
Title: khai báo thẻ title của website là vấn đề quan trọng nhất để các công cụ tìm kiếm hiểu về nội dung thông tin của website. Do đó nên sử dụng tiêu đề (title) là ngắn gọn, súc tích và không nên khai báo thẻ title dài quá.
Description: nghĩa là mô tả. Thông thường các webmaster không chú ý tới thẻ description này lắm vì nó không hiện lên trên giao diện web nhưng nó lại được các công cụ tìm kiếm sử dụng để hiểu rõ hơn về nội dung trang web. Khi khai báo Description không nên quá dài mà ngắn gọn xúc tích đúng như tên gọi của nó "Mô Tả"
Từ khoá: Nên sử dụng từ khóa bằng thẻ meta keyword để các công cụ tìm kiếm trỏ tới.
URL: Không nên sử dụng các ký tự đặc biệt (%, $, ~, ...) trong URL của website. Việc này làm các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hơn trong việc nhận biết và thu thập thông tin của các máy tìm kiếm.
Dung lượng: Dung lượng của website không được nặng quá, website càng nhẹ (dưới 100KB) sẽ sử dụng tốt hơn cho việc lưu trữ thông tin và quét thông tin của máy tìm kiếm.
Khai báo thông tin và từ khóa với các máy tìm kiếm
Sử dụng việc trao đổi link với các website khác. Việc trao đổi liên kết này phải trao đổi với các website có cùng nội dung chủ đề và chất lượng tốt thì mới có hiệu quả.
Đưa website vào danh bạ của các website, danh bạ của các website nổi tiếng và cần thiết nhất là đưa vào hệ thống www.google.com, www.yahoo.com. Hiện nay Google đã không còn khuyến khích việc khai báo vào các danh bạ web do càng về sau chất lượng các danh bạ web không còn chất lượng như trước nữa.
Thu hút người đọc bằng những phương pháp tự nhiên: Google chú trọng vào chất lượng của nội dung website. Và một trong các phương pháp đánh giá đó là lượt truy cập người dùng. Có rất nhiều tiêu chí để Google đánh giá chất lượng website trong trường hợp này. Như thời gian người ta ở lại một trang web, thao tác lướt [web],... Nếu lượng truy cập nhiều mà thời gian ở lại website ngắn, thao tác lướt web không tốt thì Google cũng không đánh giá cao nội dung website đó.
Xây dựng nội dung website phong phú, phù hợp từ khóa: Như đã nói ở trên, một trong những phương pháp đơn giản nhất là xây dựng nội dung website phong phú, phù hợp với từ khóa. Khi người đọc có những thông tin mới, phong phú mới giữ họ lại lâu ở website. Đó chính là điều Google đánh giá cao.
Cũng giống như các phương pháp truyền thông khác. Tùy vào tình huống mà có nên sử dụng SEO hay không? Không phải cứ nhất thiết thực hiện SEO là sẽ thành công. Do SEO cần một thời gian rất dài nên nó không phù hợp với các mục đích truyền thông ngắn hạn.
Liên kết bên ngoài: Là một điều cũng hết sức quan trọng trong quá trình làm SEO cho website.